Nguyễn Thị Lụa – Thảm vật không phải hoa hồng

31/10/2023 - 05:10

Nguyễn Thị Lụa là đô vật duy nhất hai lần liên tiếp giành quyền tới Olympic và từng đạt HCB ASIAD. Tuy nhiên, để có được thành tích này, lụa phải đánh đổi bằng 14 năm nước mắt, tuổi trẻ.

Sinh ra để đấu vật

Nguyễn Thị Lụa, sinh năm 1991 tại làng Yên Nội, Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội – nơi được biết đến là địa phương giàu truyền thống nhất của môn đấu vật tại Việt Nam. Hằng năm, cứ vào ngày 12/2 âm lịch, hàng trăm đô vật khắp cả nước lại quy tụ trên sới vật nơi đây, làm thành ngày hội vật làng Yên Nội. Cũng như bao đứa trẻ khác, từ nhỏ Lụa đã ham chơi vật. Ngay lúc mới 12 tuổi, Lụa đã bắt đầu tung hoành ở “sới vật” tại hội làng. Năm 2003, Lụa bắt đầu đăng ký học vật tại trường cấp II do Sở VHTTDL Hà Tây tuyển chọn. Ngoài những buổi học văn hóa, Lụa lại miệt mài luyện tập môn vật. Đam mê tập vật tới mức, cô bé học cấp II còn trốn cả học thêm để đi tập. Giống như sinh ra để đấu vật, khi tập luyện, Lụa cho thấy mình là người có năng khiếu đặc biệt cùng sức mạnh và sự nhanh nhẹn hiếm thấy. Thế nên, chỉ một năm sau khi tập, Lụa được gọi lên đội tuyển tỉnh và chính thức theo đuổi “nghề” của làng.

Nguyen Thi Lua - Alchetron, The Free Social Encyclopedia

Khác với những môn thể thao khác, vật là môn tập luyện rất vất vả, khó khăn khi suốt ngày quăng mình uỳnh uỵch xuống đất. Thế nên, lúc đấu khi chọn theo môn vật từ mẹ cho đến mọi người trong làng ai cũng phản đối Lụa. Khi đó, mọi người quan niệm rằng, con gái phải theo các môn nghệ thuật mềm dẻo, không ai lại chọn vật – môn thể thao chỉ dành cho nam giới. Nhưng với niềm đam mê môn vật Lụa vẫn quyết tâm theo đuổi “nghề” của làng. Rồi sau những ngày luyện tập vất vả, khi thi đấu có được thành tích thì quan niệm của mọi người cũng dần thay đổi đối với Lụa.

Vượt qua bao khó khăn trong tập luyện cùng quyết tâm trong thi đấu, thành quả dần đến với Lụa. Năm 2004, Lụa có được tấm HCĐ đầu tiên tại Giải trẻ toàn quốc 2004 hạng 43kg. Năm 2006 Lụa giành HCV hạng 48kg Giải trẻ toàn quốc. Năm 2007, cô gái làng Yên Nội được gọi vào đội tuyển quốc gia và cũng trong năm đó cô đoạt HCĐ Giải trẻ châu Á. Năm 2009, Lụa đoạt cùng lúc một HCĐ và một HCB Giải vô địch và Giải trẻ châu Á. Đỉnh cao thành tích của Lụa đó là hai lần dự Olympic (2012 – 2016) và tấm HCB ASIAD 2010.

Nghịch cảnh của đô vật hai lần dự Olympic Nguyễn Thị Lụa - | Đăng trên báo Bắc Giang

Thảm vật không trải hoa hồng

“Đen như Lụa” là giai thoại mà bạn bè đồng nghiệp nói về cô gái người Quốc Oai khi có tới 5 lần không thể tham dự SEA Games vì những lý do mà chỉ ở “ao làng” Đông Nam Á mới có. SEA Games 24, vận đen ấy bắt đầu đeo bám Lụa. Năm 2007, khi mới 16 tuổi, dù là thành viên ĐTQG và có tên đi tranh tài tại SEA Games 24, nhưng cô không được cho phép thi đấu vì… chưa đủ tuổi. SEA Games 2009 tổ chức tại Lào, các đoàn biết Lụa góp mặt thi tài ở hạng 48kg nên đều không cử VĐV thi đấu, vì biết nếu có thi đấu cũng không thể giành được huy chương. Do không có tối thiểu 3 VĐV đăng ký thi đấu, nên hạng cân 48kg của Lụa phải hủy bỏ. Năm 2011, vận đen vẫn tiếp tục đeo bám Lụa ở SEA Games 26, khi chủ nhà Indonesia cũng cắt bỏ nội dung 48kg vật nữ. Tại SEA Games 2015, nước chủ nhà Singapore cũng loại môn vật rạ khỏi chương trình thi đấu. Lụa thêm một lần nữa phải nếm trải cay đắng khi không có cơ hội thể hiện tài năng. Đó là tại SEA Games 2013, dù phải đôn lên 3kg, nhưng đô vật Hà Nội đã thắng tuyệt đối tất cả đối thủ ở cùng hạng cân. Trong trận chung kết 51 kg, Lụa chỉ mất đúng 33 giây để hạ gục đối thủ qua đó giành chức vô địch ở kỳ SEA Games này.

Nguyễn Thị Lụa giành vé đến Olympic 2016 - Báo Gia Lai điện tử - Tin nhanh - Chính xác

Được biết đến là đô vật số 1 ở 48kg, hạng cân mà Lụa từng giành suất Olympic 2012 và HCB ASIAD 2010. Thế nhưng, ngay sau khi giành vé tham dự Olympic 2012, Lụa đã phải thực hiện 2 lần đôn cân lên hạng 51 và 53kg trong 3 năm để tạo cơ hội cho đàn em Vũ Thị Hằng thi đấu ở hạng cân 48kg. Chấp nhận đôn cân, đây còn là một mạo hiếm lớn với đô vật người Quốc Oai. Bởi để có thể đạt tới trọng lượng cùng thể lực, kỹ thuật phù hợp ở hạng cân trên, Lụa đã phải thay đổi toàn bộ chế độ dinh dưỡng, luyện tập, sinh hoạt. Trong đó, thử thách nhất chính là việc phải ăn rất nhiều, có giai đoạn ăn gấp 2 lần khi trước, để có thể tăng cân. Thay đổi hạng cân thi đấu, coi như Lụa phải làm lại từ đầu.

Nguyen Thi Lua streaming1danvietvnupload42013images201312

Tuy nhiên, với sự quyết tâm của mình, Lụa đã thành công trong cả hai lần đôn cân, khi đoạt HCV SEA Games hạng 51kg, HCB Giải Vô địch châu Á và 1 suất Olympic chính thức hạng 53kg. Cùng với đó, chính việc đôn cân cùa Lụa đã góp một phần vào chiến tích giành suất Olympic của Vũ Thị Hằng ở hạng 48kg.

Ám ảnh chấn thương

Thành công không tự nhiên mà có, để đạt được những vinh quang, được đứng trên bục nhận huy chương cao nhất đôi khi ta phải đánh đổi bằng cả máu và nước mắt. Nguyễn Thị Lụa, cô gái vàng của làng đô vật Việt Nam là thế, một vận động viên đã bất chấp chấn thương, vượt lên những đau đớn để giành được những tấm huy chương danh giá cùng hai lần dự Olympic cho thể thao nước nhà.

Trong sự nghiệp thi đấu của mình, Lụa từng bị đứt dây chằng trước đầu gối chân phải năm 2009, 2010 đứt dây chằng vai, 2011 đứt dây chằng chéo sau chân trái, những lần như vậy, bác sĩ đều chỉ định phải mổ. Tuy nhiên, Lụa đã chấp nhận đau đớn để tiếp tục ghi tên mình vào danh sách đội tuyển Việt Nam thi đấu các giải khu vực và thế giới.

Không ai lại không muốn chữa bệnh cho mình được khỏe mạnh, nhưng do lúc đó đam mê của mình quá lớn và mình lại chưa từng được bước lên đỉnh cao nhất, đó là phải tham dự Olympic ít nhất 1 lần. Do đó, chính điều này đã thôi thúc mình phải quên nỗi đau để tiếp tục tập luyện thi đấu. Vả lại trước đó nhìn gương nhiều VĐV, khi mổ chấn thương về thường phải giải nghệ sớm, hoặc nếu có thi đấu cũng không thể giành được thành tích cao.  Chính vì thế, mình chấp nhận sống chung với chấn thương để đạt mục tiêu cao nhất của đời VĐV”, Lụa chia sẻ.

VĐV đô vật Nguyễn Thị Lụa: 4 lần thay răng và chưa 1 lần được thưởng Tết | Thể thao khác | Thanh Niên

Lụa thừa nhận, chấn thương nhiều lúc làm cô rất mệt mỏi. Sau Đại hội TDTT toàn quốc 2014, cô đã muốn nghỉ ngơi để chữa trị chấn thương, nhưng lúc đó BHL đã động viên cô tiếp tục thi đấu, giành suất Olympic 2016 rồi giải nghệ. Thế rồi, Lụa lại nén đau tiếp tục lao vào tập luyện, thi đấu. Và sự hi sinh, nỗ lực của Lụa đã được đền đáp khi lần thứ hai được thi đấu ở Olympic.

Sau Olympic 2016, Lụa chinh thức chấm dứt sự nghiệp thi đấu và mất 2 năm để chữa trị chấn thương. Hiện chấn thương đứt dây chằng chéo trước sau hai gối, vai đã được phẫu thuật, nhưng chưa được hồi phục hoàn toàn. Còn chấn thương sứt cầu lồi xương bánh chè vẫn chưa thể điều trị dứt điểm vì ở Việt Nam chưa có bác sĩ nào mổ được, mà phải cần đến chuyên gia nước ngoài.

Có thể nói, vượt lên tất cả nỗi đau, những thành tích Nguyễn Thị Lụa đạt được trong sự nghiệp là một minh chứng cho thấy sự hi sinh của cô là không hề vô ích. Cho đến bây giờ, Lụa chưa bao giờ tỏ ra tiếc nuôi vì đã chọn con đường thể thao. Với Lụa, môn vật như một người bạn, đã cùng cô bước qua thời khắc vinh quang cũng như lúc khó khăn nhất của cuộc đời. Đầu năm 2019, cô đã chuyển sang công việc huấn luyện viên với mong muốn tiếp tục góp sức mình giúp môn vật ngày càng phát triển hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *