Ngày hội “Chung tay vì sự sống”

31/10/2023 - 05:10

Vừa qua, tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (TP.Nam Định), Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người quốc gia đã tổ chức Ngày hội “Chung tay vì sự sống” năm 2017.

Tham dự Ngày hội có Ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; Ông Trần Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; cùng với sự tham gia của hơn 5.000 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.Nam Định, các cán bộ, hội viện, tình nguyện viên Chữ thập đỏ…Ngày hội không chỉ tại nơi tổ chức mà còn lan toả ra khắp mọi người, để nhân lên những tấm lòng nhân ái, tình yêu thương san sẻ người với người, đồng thời cũng thắp sáng thêm những niềm tin yêu cuộc sống về một ngày mai tươi sáng trong lòng mỗi người bệnh nhân suy mô, tạng hiện nay.

Phát biểu tại Ngày hội “Chung tay vì sự sống” năm 2017 Ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định dẫn lời một bài báo của Anh: Chết là không tránh khỏi, nhưng có thể tránh được cái chết xoàng xĩnh” (Death is inevitable but a bad death is not) là tít bài viết trang bìa của Tạp chí Nhà kinh tế (The Economist) của Anh ngày 28/4/2017. Bài báo đưa ra nhiều số liệu để chứng minh một sự thật là đại đa số con người, nhất là ở các nước phát triển thường chết vì bệnh kinh niên, vì già yếu trong nhà dưỡng lão hoặc bệnh viện, trong vòng tay của y tá hoặc điều dưỡng viên – mà theo bài báo là sự kết thúc cuộc đời khá tẻ nhạt. Tuy nhiên, có thể có một kế thúc đẹp hơn, một cái chết đẹp hơn đó là tặng lại sự sống ngay cả sau khi đã chết và đó cũng là mục đích của chương trình “Chung tay vì sự sống” mà chúng ta tham dự ngày hôm nay.

Một người hiến tạng có thể cứu được tối đa 8 người và hiến mô cứu được đến 50 người. Như vậy, 1 cá nhân có thể cứu được 50 cá nhân khác. Đó là một công quả vô cùng lớn mà bất cứ ai cũng có thể làm được sau khi kết thúc cuộc đời mình. Nhu cầu của người cho và nhận mô tạng đều lớn nhưng có vẻ như cung và cầu chưa gặp được nhau do nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi chủ yếu vẫn là do công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tôi mong rằng các cơ quan báo chí truyền thông sẽ tích cực tham gia quảng bá cho chương trình này không chỉ nhằm làm tăng thêm số người đăng ký hiến tặng mô, hiến tặng tạng mà còn nhằm nâng tầm nhận thức của con người về một việc hết sức tốt đẹp mà họ có thể làm được kể cả sau khi đã chết. Tôi cũng mong rằng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng mô, tạng được hiến tặng để giữ mãi tính nhân văn và sự thiêng liêng của chương trình này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ tới những người đã hiến tặng mô tạng và những người đã đăng ký hiến tặng mô tạng tại tỉnh Nam Định và trên cả nước.

Trong những năm qua, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã có những tiến bộ đáng kể. Ghép bộ phận cơ thể người là một trong những thành t ựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, bộ phận cơ thể người bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mạn, suy gan, suy tim, suy tuỷ. Với 17 cơ sở ghép tạng tính đến ngày 15/8/2017, Việt Nam thực hiện được 2.431 ca ghép thận, 80 ca ghép gan, 20 ca ghép tim, 1 ca ghép khối thận-tuỵ, 1 ca ghép khối tim-phổi và đặc biệt 1 ca ghép phổi mới được thực hiện tại Viện Quân y 103 ngày 21/2/2017 vừa qua. Trình độ ghép tạng của nước ta đã được đánh giá ngang tầm với khu vực và quốc tế. Đây cũng là một trong những niềm tự hào của ngành y tế Việt Nam, góp phần đưa nền y tế nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Tuy vậy, ngành ghép tạng đang nước ta đang đứng trước thự trạng thiếu trầm trọng nguôn mô, tạng để cấy ghép. Nhiều bệnh nhân đã phải chết trong thời gian chờ nghếp trong khi nguồn mô, tạng từ hàng chục ngàn ca chết não, chết ngừng tim vì tai nạn giao thông và các trường hợp tử vong khác đã không được sử dụng để cứu người bệnh là một sự lãng phí lớn và đang đặt ra cho chúng ta nhiều trăn trở.

Các vị lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Y tế, UBND tỉnh Nam Định chụp ảnh lưu niệm trong Ngày hội

Ông Trần Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết: Cuộc sống khi chết đi sẽ không chết, khi chết cuộc sống sẽ không dừng lại, sẽ được tiếp tục được duy trì sự sống thông qua hành động hiến mô, hiến tạng của bản thân mình. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội quần chúng hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự suốt 23 năm cho tới khi người qua đời. Hội Chữ thập đỏ  Việt Nam hoạt động trong phong trào Chữ thập đỏ  và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế với 190 Hội quốc gia thành viên và hoạt động với 7 lĩnh vực trọng tâm được quy định trong Luật Hoạt động Chữ thập đỏ bao gồm: Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; Chăm sóc sức khỏe; Sơ cấp cứu ban đầu; Hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; Tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; Tuyên truyền các giá trị nhân đạo; Phòng ngừa, ứng phó thảm họa. Trong những năm qua, hoạt hiến máu nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ  Việt Nam luôn đồng hành cùng với ngành y tế, cùng cấp uỷ chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị ở các địa phương đã tạo được hiệu ứng hết sức quan trọng, thu được kết quả lớn. Đây là lần thứ 3 Ngày hội “Chung tay vì sự sống” nhưng cũng là lần đầu tiên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp tổ chức và tham gia cùng hoạt động này.

Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng cũng cam kết Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ cùng đồng hành, phối hợp, tham gia, hỗ trợ để phong trào hiến mô, tạng tại Việt Nam phát triển ngày càng tốt đẹp hơn nữa, như đã đồng hành với Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện trong suốt hơn 20 năm qua.

Với phương châm truyền thông phải đi trước mở đường cho công tác vận động hiến tặng mô, tạng. Nhằm động viên sự tham gia sâu rộng của các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp, các lực lượng, giới chức, cá nhân…vào hoạt động này. Qua đó góp phần làm thay đổi nhận thưc, thái độ, hành vi của mỗi người dân để tiến tới việc chủ động tham gia hiến tặng mô, bộ phần cơ thể người trong toàn xã hội.

Ngày hội “Chung tay vì sự sống” năm 2017 được tổ chức là một hoạt động ý nghĩa, lan toả giá trị nhân văn, lòng thương người sâu sắc của dân tộc Việt Nam qua phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng. Ngay tại Ngày hội đã có 915 người đăng ký tình nguyện hiến tạng khi qua đời. Trong số những người đăng ký hiến tạng có một trường hợp rất đặc biệt là anh Nguyễn Quang Hậu 36 tuổi ở phường Lộc Hạ, TP.Nam Định, anh bị khuyết tật từ nhỏ, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng vẫn nhờ người thân đưa đến để đăng ký hiến tạng. Anh Hậu cho biết: Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa của việc hiến bộ phận cơ thể người, đặc biệt là nghe GS Trịnh Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người – nói chuyện trên tivi, tôi rất thích. Nên hôm nay tôi đến đây đăng ký hiến bộ phận cơ thể mình sau khi chết cho y học. Hy vọng một phần máu thịt của tôi có thể mang lại sự sống mới cho một người là một việc làm hết sức ý nghĩa.

Ông Phạm Minh Phương, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nam Định tham gia ngày hội với 2 vai vừa là ban tổ chức, vừa là người đăng ký hiến tạng anh cho biết: Theo chỉ đạo của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nam Định đã đi vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên của mình tham gia. Đến thời điểm này cán bộ, hội viên, tình nguyện viên của tỉnh đã có 185 người đăng ký hiến mô, hiến tạng. Với vai trò là người hiến tạng Ông Phạm Minh Phương nói: Cuộc sống con người chỉ có một, chết chỉ có một lần. Trong khi đó, ai sau khi chết đi cũng sẽ phải chôn vùi dưới ba tấc đất hoặc thiêu thành tro bụi thì cớ sao lại để phí hoài bao nhiêu nguồn sống. Vì vậy, chẳng may qua đời, việc sẻ chia một phần cơ thể của mình có thể làm tái sinh cho những người đang trong hoàn cảnh bệnh tật thì đó là việc làm hết sức ý nghĩa.Hiện ở nước ta việc hiến tạng cứu người khi qua đời với nhiều người vẫn còn mới mẻ, nhưng tôi tin rằng thời gian không xa chúng ta sẽ nhận được sự sẻ chia của nhiều người, nhiều người chờ hiến tạng sẽ được cứu sống. Tôi cũng mong muốn góp phần bé nhỏ của mình thông qua những hành động thiết thực là đăng kí vào lá đơn tự nguyện, cũng kêu gọi tất cả mọi người hãy cũng tham gia Ngày hội “Chung tay vì sự sống”.

Hồng Loan 

Tin liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *